Trẻ 5 tháng biếng ăn làm sao để con ăn ngon miệng? 

Trẻ 5 tháng biếng ăn, lười bú là tình trạng khá phổ biến ở nhiều gia đình hiện nay. Điều này khiến phụ huynh lo lắng bé sẽ thiếu dinh dưỡng, chậm tăng cân, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vậy nguyên nhân bé lười ăn, bỏ bú là gì? và mẹ phải làm sao để giúp bé ăn ngon miệng hơn? Tất cả những thông tin này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Giải pháp hữu hiệu dành riêng cho trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Nguyên nhân trẻ 5 tháng biếng ăn, lười bú

Nguồn dinh dưỡng chính của bé sơ sinh 5 tháng tuổi là sữa mẹ. Một số trẻ ở độ tuổi này cũng đang bắt đầu làm quen với thức ăn dạng thô. Đây cũng là độ tuổi có tỷ lệ trẻ biếng ăn, lười bú cao nhất. Điều này sẽ khiến cơ thể bé không được cung cấp đủ dưỡng chất ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. 

Thực tế, trẻ biếng ăn do rất nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất vẫn là:

Mẹ cho bú không đúng cách

  • Sữa mẹ ra nhanh và nhiều có thể làm bé bị sặc, quấy khóc, thậm chí nôn trớ. Điều này có thể gây ám ảnh, bé sẽ không muốn bú nữa.
  • Sữa mẹ về chậm, ít không đáp ứng đủ nhu cầu bú của bé khiến bé cáu gắt cũng dẫn đến tình trạng biếng ăn.
  • Đầu ti của mẹ thụt sâu vào bên trong hoặc quá to sẽ khiến bé không hào hứng việc việc bú, lâu dần gây tình trạng biếng bú ở trẻ.
Mẹ cho bé không đúng cách cũng ảnh hưởng đến khả năng bú của con
Mẹ cho bé không đúng cách cũng ảnh hưởng đến khả năng bú của con

Lịch cho trẻ bú của mẹ không hợp lý

Thông thường, tần suất bú của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng là 7-8 lần/ngày, tức cứ 2-3 giờ mẹ cho bé bú 1 lần. Việc cho bé bú quá nhiều cữ hay mỗi lần bú cách nhau quá lâu sẽ khiến bé chán và bú ít đi ở những lần sau. Điều này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Mùi vị sữa mẹ

Dinh dưỡng của mẹ sẽ quyết định đến chất lượng sữa. Do đó, nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh, cay, gia vị nặng mùi hoặc sử dụng thực phẩm có chứa chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, khiến trẻ lười bú.

Cho trẻ ăn dặm sớm

Không ít mẹ cho trẻ ăn dặm trước giai đoạn quy định, vì nghĩ rằng sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé. Điều này hoàn toàn không có lợi với hệ tiêu hóa còn non yếu ở trẻ, khiến cơ thể kém hấp thu, ăn không tiêu gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến biếng ăn.

Cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ, gây ra các vấn đề tiêu hóa
Cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ, gây ra các vấn đề tiêu hóa

Tiêm chủng

Thông thường, ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ được chỉ định tiêm phòng các loại mũi vắc xin cần thiết để phòng ngừa bệnh vào mùa. Thế nhưng, đôi khi việc tiêm vắc xin cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, khiến trẻ bị mệt mỏi, sốt nhẹ dẫn đến bỏ ăn, biếng bú. Tuy nhiên, thường tình trạng này sẽ diễn ra trong vòng 2-3 ngày nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa

Các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, táo bón,... cũng ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống của trẻ.

Tác dụng phụ của thuốc

Trẻ bị ốm bố mẹ thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh. Vì sợ con khó uống, mẹ thường pha thuốc cùng với sữa hoặc đồ ăn. Tuy nhiên, mùi vị khác thường của sữa và món ăn có thể gây ám ảnh làm bé sợ ăn, sợ bú.

Xem thêm: Bé biếng ăn uống thuốc gì an toàn và tăng cân đều?

Ảnh hưởng sức khỏe khi trẻ 5 tháng biếng ăn

Trẻ 5 tháng là độ tuổi nằm trong giai đoạn “vàng” để trẻ nhỏ phát triển toàn diện, cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, bất kỳ sự thay đổi xấu nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé sau này

Với tình trạng biếng ăn ở bé 5 tháng tuổi cũng vậy, nếu kéo dài sẽ gây ra những hậu quá vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Rối loạn tăng trưởng, thiếu hụt dưỡng chất

Thống kê cho thấy, trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời sẽ chỉ có thể đạt chỉ số cân nặng bằng ⅓ những trẻ cùng độ tuổi. Thậm chí thua kém từ 6 - 22% cân nặng chuẩn của trẻ theo độ tuổi. Hậu quả là trẻ sẽ bị rối loạn tăng trưởng. 

Biếng ăn có thể gây rối loạn tăng trưởng, thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ
Biếng ăn có thể gây rối loạn tăng trưởng, thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ

Ngoài ra, biếng ăn còn khiến trẻ 5 tháng tuổi bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu, gây ra những hậu quả như:

  • Thiếu vitamin A: Gây khô giác mạc, khô mắt, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm về mắt như thoái hóa điểm vàng, mù lòa.
  • Thiếu vitamin B1: Gây tê phù
  • Thiếu Canxi, vitamin D: Gây rối loạn tăng trường, còi xương
  • Thiếu sắt: Gây thiếu máu

Chậm phát triển trí não

Nghiên cứu cho thấy, trí thông minh của một đứa trẻ chỉ chịu ảnh hưởng về gen di chuyển 25%, còn lại là do những tác động khác như môi trường học tập và dinh dưỡng. Do đó, trẻ 5 tháng tuổi biếng ăn sẽ gây thiếu chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến trí tuệ của trẻ nhỏ
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến trí tuệ của trẻ nhỏ

Thực tế cho thấy rằng, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng bị thua kém về chỉ số IQ hơn hẳn so với những đứa trẻ ăn uống điều độ.

Suy giảm hệ miễn dịch, trẻ dễ bị bệnh

Biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy khi trẻ 5 tháng tuổi biếng ăn sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch đó là thường xuyên bị ốm vặt: ho, sốt, sổ mũi, viêm đường hô hấp, viêm amidan, viêm họng,...

Ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc ở trẻ nhỏ

Nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn có chỉ số cảm xúc (EQ) thấp hơn những đứa trẻ bình thường. Trẻ sẽ có xu hướng thích một mình, khó hòa nhập, thụ động. Tình trạng diễn ra thường xuyên và lặp lại có thể dẫn đến các bệnh lý liên quan đến vấn đề thần kinh như tự kỷ, trầm cảm,... ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường và tương lai trẻ sau này.

Con 5 tháng tuổi biếng ăn mẹ phải làm sao?

Trẻ 5 tháng tuổi biếng ăn thực sự là tình trạng đáng báo động, đòi hỏi bậc phụ huynh phải có những biện pháp can thiệp đúng mực. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ:

  • Quy định giờ ăn uống cho bé, kể cả bữa phụ và bữa chính
  • Chỉ cho bé khi khi thấy đói
  • Thực đơn cho bé ăn dặm cần thay đổi thường xuyên cho con không cảm thấy nhàm chán
  • Chế độ ăn cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất thiết yếu: chất béo, chất xơ, tinh bột, protein.
  • Hạn chế cho bé ăn vặt trước bữa ăn
  • Tôn trọng quyền lựa chọn món ăn, từ chối ăn của bé.
  • Nếu bé ghét ăn rau củ, mẹ hãy cắt thái thành những hình thù ngộ nghĩnh để kích thích bé ăn ngon.
  • Tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn, không nên la mắng hoặc quát thoáng khi bé ăn chậm.
  • Trong khi ăn, không cho trẻ sử dụng điện thoại, máy tính bảng,... mà cần giúp bé tập trung vào bữa ăn.
  • Trẻ 5 tháng tuổi chưa đi được, nhưng mẹ vẫn có thể tập luyện cùng bé một số bài tập đơn giản để kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
Thay đổi thực đơn và thói quen ăn uống sẽ giúp mẹ phần nào cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ
Thay đổi thực đơn và thói quen ăn uống sẽ giúp mẹ phần nào cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ

Thực đơn cho bé 5 tháng tuổi biếng ăn

Một thực đơn ăn dặm đầy đủ dưỡng chất, đa dạng món ăn và phương thức chế biến sẽ giúp bé hào hứng việc việc ăn uống. Dưới đây là thực đơn cho bé 5 tháng tuổi biếng ăn mà mẹ nên tham khảo:

Từ thứ 2 và thứ 4

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé thứ 2 và thứ 4:

  • 6h sáng: Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài với lượng 150 - 200ml.
  • 9h sáng: Bột quấy với rau xanh và thịt nạc vai
  • 10h sáng: Ăn ½ trái chuối chín
  • 11h sáng: Bú mẹ với lượng sữa như trên
  • 14h chiều: Bột sữa thêm rau xanh tùy chọn
  • 16h chiều: Nước cam ép
  • 18h tối: Uống sữa với lượng như trên

Thứ 3 và thứ 5

Thực đơn ăn dặm nên được xen kẽ để cho bé tiếp nhận đa dạng nguồn dinh dưỡng cũng như không cảm thấy bị chán:

  • 6h sáng: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức với lượng từ 150 - 200ml
  • 9h sáng: Bột quấy với thịt gà và rau xanh
  • 11h trưa: Tiếp tục cho bé uống sữa.
  • 14h chiều: Cho bé ăn bột quấy rau xanh và thịt lợn nạc
  • 16h chiều: Cho bé uống một ly nước ép táo
  • 18h tối: Bú sữa mẹ
Thực đơn ăn dặm cho bé cần được thay đổi để bé không cảm thấy chán
Thực đơn ăn dặm cho bé cần được thay đổi để bé không cảm thấy chán

Thứ 6 và chủ nhật

Thực đơn cho bé biếng ăn vào thứ 6 và chủ nhật là:

  • 6 giờ sáng: Bú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữa
  • 9 giờ sáng: Bột sữa, rau xanh.
  • 10 giờ sáng: ⅓ quả hồng xiêm chín.
  • 11 giờ trưa: Bú mẹ.
  • 14 giờ chiều: Bột thịt gà, rau xanh.
  • 16 giờ chiều: Nước cam ép.
  • 18 giờ tối: Bú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200ml

Thứ 7

Thực đơn cho bé vào ngày thứ 7 bao gồm:

  • 6h sáng: Vẫn như ngày thường mẹ cho bé bú hoặc uống sữa ngoài từ 150 - 200ml
  • 9h sáng: Bột quấy cùng rau xanh và trứng gà
  • 10h sáng: Cho bé ăn khoảng 50g xoài chín
  • 11h trưa: bú mẹ
  • 14h chiều: Bột sữa nấu cùng với rau xanh
  • 16h chiều: Nước ép cam
  • 18h tối: Bú sữa mẹ

Đây là chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, mẹ có thể tùy biến thay đổi để phù hợp với sở thích ăn uống của con và điều kiện của gia đình.

Trẻ 5 tháng biếng ăn khi nào cần đưa tới bác sĩ?

Trường hợp mẹ đã áp dụng tất cả các cách trên mà tình trạng biếng ăn ở trẻ 5 tháng tuổi mãi không cải thiện, mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và tư vấn.

Nếu bé biếng ăn do ốm, mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến chỉ định từ bác sĩ. Hãy là một người mẹ thông thái để chăm sóc tốt cho bé yêu nhé!

Tổng kết

Khắc phục tình trạng trẻ 5 tháng biếng ăn không hề dễ dàng. Tuy nhiên, bố mẹ hãy dành chút thời gian để thấu hiểu trẻ, biết nhu cầu của con là gì. Đồng thời, cần nắm rõ các kiến thức dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, cách chăm sóc bé,.... Từ đó mới có thể tháo gỡ khúc mắc. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bậc phụ huynh xua tan được nỗi lo trẻ biếng ăn, lười bú. Chúc bé luôn khỏe mạnh và chóng lớn.