Giải pháp hữu hiệu dành riêng cho trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Trẻ biếng ăn hay nôn trớ khiến các bậc cha mẹ gặp không ít “khủng hoảng”. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc. Lâu dần, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, suy nhược cơ thể, chậm phát triển trí tuệ hay ốm vặt. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ được Bacsidung chia sẻ!

“Vạch trần” nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ. Nhưng thường được chia là 3 nguồn nguyên nhân: tâm lý, sinh lý và bệnh lý.

  • Nguyên nhân tâm lý: Do cha mẹ thường xuyên ép con ăn quá nhiều khiến cho bé sợ hãi, chán ăn. Mỗi lần bé nhìn thấy thức ăn không muốn ăn dẫn đến buồn nôn và nôn. Nhiều khi chỉ vì chán ăn mà bé cố tình nôn hết thức ăn ra để cố tình chống đối. Kiểu như con không thích ăn, bố mẹ đừng ép con, con sẽ nôn ra đấy.
  • Nguyên nhân sinh lý: Trẻ biếng ăn hay nôn trớ có thể là do đang trải qua một giai đoạn nào đó. Chẳng hạn như bé đang trong thời gian tập lẫy, mọc răng, tập bò, mới đi lớp… Chính vì sự thay đổi về sinh lý cơ thể đã khiến trẻ không muốn ăn. Tình trạng này được gọi là biếng ăn sinh lý.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Khi trẻ mắc một chứng bệnh nào đó sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, chán ăn… Đặc biệt là, các bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp… Trẻ không những biếng ăn mà kèm theo cả nôn trớ.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Xem thêm: Cách phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý

Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ như thế nào?

Khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ, cha mẹ cần tìm cách chấm dứt tình trạng này ngay lập tức. Tránh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của trẻ. Dưới đây, là một số giải pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ:

Đối với trẻ còn bú mẹ

Các mẹ nên bế bé khoảng 15-20 phút sau khi bú. Tuyệt đối không đặt trẻ nằm ngay sau khi bú. Không nên để trẻ vừa ăn vừa cười nói tránh nuốt phải không khí gây đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ.

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm

Đây là thời điểm vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bởi khoảng thời gian này trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ ăn thức uống nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ nếu thấy biểu hiện bất thường nên ngừng sử dụng thực phẩm đó.

Đối với trẻ mắc bệnh lý về đường ruột

Cần xác định chính xác được nguyên nhân do đâu. Có phải do viêm dạ dày, viêm ruột hay do bệnh lý nào khác, để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, nên bổ sung chất xơ giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Trẻ không còn cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ăn ngon miệng hơn, không còn cảm giác buồn nôn, nôn trớ.

Trẻ biếng ăn hay nôn trớ do rối loại tiêu hóa

Cha mẹ cần tránh những loại thực phẩm khiến trẻ khó tiêu. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn thức ăn đặc hơn, chọn thực phẩm dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, mẹ nên massage toàn thân cho bé hằng ngày, nhất là phần bụng để bé tiêu hóa tốt hơn.

Trẻ biếng ăn hay nôn trớ do bệnh về đường hô hấp

Các bệnh lý về đường hô hấp trên, ho có đờm cũng khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ. Vì vậy, cha mẹ cần giải quyết triệt để các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ ăn quá no, không quát mắng, ép trẻ ăn quá nhiều. Hãy để trẻ có cảm giác thoải mái khi ăn, khiến trẻ nhanh đói giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Từ đó, giảm tình trạng trẻ biếng ăn và nôn trớ.

Cho bé sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giảm nôn trớ

Ngoài việc điều chỉnh lại cách chăm sóc cũng như cải thiện tâm trạng khi cho trẻ ăn. Cha mẹ có thể nghiên cứu thêm cho trẻ sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng. Đồng thời, giúp cải thiện tình trạng nôn trớ và tiêu hóa tốt hơn.

Như vậy, chỉ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn hay nôn trớ do đâu. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp thì mẹ sẽ giúp con vượt qua được giai đoạn này. 

Xem thêm: cách vỗ ợ hơi cho hết nôn trớ trong video