Mẹ đang đau đầu trẻ biếng ăn quá phải làm sao?
Các mẹ đang đau đầu không biết bé biếng ăn quá phải làm sao? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Dũng sẽ cung cấp cho các mẹ đầy đủ thông tin hữu ích về tình trạng biếng ăn của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
Những biểu hiện biếng ăn ở trẻ
Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ lại có sự thay đổi về tâm sinh lý. Điều này có thể dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Trẻ có trên 2 trong những dấu hiệu dưới đây có thể xét vào diện biếng ăn, cần có biện pháp cải thiện để bé phát triển tốt nhất:
- Trẻ ngậm thức ăn, không chịu nuốt, nuốt chậm.
- Thời gian bữa ăn thường kéo dài trên 30 phút.
- Trẻ không tập trung, quấy phá trong lúc ăn.
- Trẻ chỉ ăn một số loại thực phẩm, không ăn đa dạng thực phẩm khác.
- Trẻ quấy khóc, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn, có dấu hiệu giả vờ nôn ói khi phải ăn.
- Trẻ ăn không hết ½ khẩu phần tiêu chuẩn so với độ tuổi.
- Trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp.
- Trẻ không có nhu cầu ăn, không đòi ăn.
Tìm hiểu nguyên nhân bé biếng ăn
Khi trẻ có những dấu hiệu của biếng ăn chậm tăng cân, các mẹ cần theo dõi để tìm ra nguyên nhân khiến bé biếng ăn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ. Đó là biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý, cụ thể:
- Biếng ăn sinh lý: Do ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ lại có các thay đổi về sinh lý và hành vi như biết lẫy, biết bò, tập đi, mọc răng… dẫn tới tình trạng lười ăn. Khi trẻ bị biếng ăn sinh lý, các mẹ không nên quá lo lắng vì sau một khoảng thời gian ngắn bé lại ăn uống bình thường trở lại. Đặc biệt, các mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều khiến biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn.
- Biếng ăn tâm lý: Khi trẻ bị biếng ăn sinh lý, các mẹ thường có xu hướng ép buộc hoặc dọa nạt để trẻ ăn hết khẩu phần ăn. Từ đó, bé sẽ cảm thấy sợ mỗi khi ăn. Biếng ăn sinh lý trở thành biếng ăn tâm lý, trẻ dần sợ ăn. Một số bé có thể ăn giảm đi, từ chối ăn, thậm chí thấy thức ăn là có dấu hiệu nôn trớ khó chịu.
- Biếng ăn bệnh lý: Trẻ mắc một số bệnh về nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa khiến việc tiêu thụ thức ăn khó khăn, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu không muốn ăn. Một số trẻ có thể bị các bệnh về viêm họng, sưng amidan khiến việc nhai nuốt khó khăn dẫn tới biếng ăn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng sẽ phần nào ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ gây chán ăn, biếng ăn.
Xem thêm: trẻ sơ sinh biếng ăn
Bé biếng ăn quá phải làm sao?
Tâm lý chung của các mẹ khi thấy bé biếng ăn là ép ăn, hoặc cho trẻ sử dụng đồ công nghệ để tạo hứng thú, kích thích trẻ ăn ngoan. Tuy nhiên, đây là hành động sai lầm, tạo thói quen xấu ở trẻ dễ khiến tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý các mẹ có thể tham khảo để không phải stress về vấn đề bé biếng ăn quá phải làm sao:
- Tuyệt đối không đe dọa, ép ăn, hình thành tâm lý sợ ăn ở trẻ.
- Thay đổi thực đơn đa dạng, nhiều cách thức chế biến và trang trí màu sắc bắt mắt kích thích thèm ăn ở trẻ. Ở một số giai đoạn, trẻ bắt đầu có nhận thức, thích khám phá xung quanh nên các mẹ cần đa dạng thức ăn để kích thích và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
- Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin.
- Khẩu phần ăn của trẻ nên có ít nhất 1 món bé thích để kích thích sự thèm ăn.
- Khuyến khích để trẻ tự lựa chọn món ăn cho mình miễn sao món đó đảm bảo an toàn. Việc tự lựa chọn món ăn mình thích sẽ giúp trẻ ăn nhiều, ăn ngon hơn.
- Tạo thói quen ăn đúng giờ, ăn cùng gia đình và cố định chỗ ăn. Thời gian ăn của trẻ không nên quá 30 phút.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định.
- Trẻ nên có 1-2 bữa phụ bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, sữa chua… lưu ý cách bữa chính khoảng 2 - 3h.
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước hay sữa trước khi ăn và trong bữa ăn. Việc uống quá nhiều nước trước khi ăn có thể khiến bé bị đầy bụng và không muốn ăn. Bên cạnh đó, uống nước trước bữa ăn hoặc trong khi ăn sẽ làm loãng dịch vị khiến việc tiêu hóa thức ăn không tốt ảnh hưởng xấu tới việc hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.
- Tuyệt đối không cho trẻ chơi đồ chơi, dùng điện thoại, hay xem ti vi. Điều này sẽ khiến trẻ mất tập trung, kéo dài thời gian ăn và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Không dùng đồ ăn khác làm phần thưởng vì bé sẽ thích chúng kia hơn bữa chính. Ngoài ra, việc này sẽ làm thay đổi vị giác, khiến trẻ hết hứng thú ăn và bỏ ăn.
- Cho trẻ vận động nhiều hơn: Khi vận động nhiều hàng ngày, trẻ sẽ mất nhiều năng lượng khiến trẻ dễ thấy đói kích thích trẻ thèm ăn. Việc tham gia các trò chơi vận động không những làm giảm biếng ăn ở trẻ mà còn giúp trẻ phát triển cả về vận động và trí tuệ.
Xem thêm: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì
Từ những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và một số biện pháp nêu trên, các mẹ chắc chắn sẽ không còn phải đau đầu suy nghĩ bé biếng ăn quá phải làm sao. Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn, các mẹ không nên quá căng thẳng mà hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp với con. Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất từ các món ăn, thực phẩm các mẹ có thể dùng thêm một số loại men vi sinh, cốm vi sinh hoặc siro ăn ngon để kích thích vị giác của trẻ. Nếu bạn chưa biết lựa chọn sản phẩm nào thực sự phù hợp thì có thể liên hệ tổng đài tư vấn sức khỏe nhi khoa 1800 8070 để được tư vấn trực tiếp nhé!
Có thể bạn quan tâm: