Mẹo giúp trẻ biếng ăn hay ngậm ăn “thun thút”

Trẻ biếng ăn hay ngậm khiến mỗi bữa ăn trở thành một cuộc chiến của cả mẹ và con. Vậy làm thế nào để trị trẻ biếng ăn hay ngậm hiệu quả?. Hãy cập nhật ngay những thông tin hữu ích sau để con sớm ăn ngoan mẹ nhé!

Trẻ biếng ăn hay ngậm
Trẻ biếng ăn hay ngậm

Cần hiểu lý do vì sao trẻ biếng ăn hay ngậm?

Trẻ biếng ăn hay ngậm là một “trở ngại” đối với nhiều mẹ trong hành trình nuôi con nhỏ. Thói quen hay ngậm thức ăn là do trẻ không chịu nuốt, chịu nhai. Lâu ngày hình thành thói quen xấu, dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ biếng ăn hay ngậm?

Chế độ ăn chưa hợp lý

Thói quen ăn vặt trước bữa chính khiến trẻ cảm thấy lửng dạ và không muốn ăn thêm. Hoặc một lý do đơn giản là món ăn mẹ làm chưa phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ. Ví dụ như thức ăn quá cứng hoặc ăn mãi một loại thức ăn mềm…

Trẻ mắc một số bệnh lý

Trẻ mắc một số bệnh khiến trẻ khó nhai, nuốt như: mọc răng, viêm họng, sốt. Trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm giun sán, ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể dẫn đến lười ăn.

Trẻ sợ ăn

Nhiều mẹ thấy con không chịu ăn thì sốt ruột, dọa dẫm bé, quát mắng, dùng doi vọt ép con ăn. Tất cả tác động tới tâm lý của trẻ: cảm thấy sợ hãi, mất hứng thú với bữa ăn. Tâm trạng không tốt cũng khiến quá trình tiêu hóa thực phẩm chậm lại, trẻ càng lười ăn hơn.

Trẻ không cảm nhận được thức ăn

Vì mong con ăn nhanh, ăn nhiều hơn nên cha mẹ thường bày trò cho con vừa ăn vừa chơi. Nhưng chính điều đó khiến con mất tập trung và không cảm nhận được vị ngon của thực phẩm, dần chán ăn.

Xem thêm: trẻ biếng ăn phải làm sao?

Mẹo giúp trẻ biếng ăn hay ngậm

Sau đây là những mẹo giúp trẻ ăn hay ngậm ăn thun thút mà không cần đến roi vọt. Các mẹ có thể yên tâm áp dụng cho bé yêu nhà mình nhé!

Tạo cảm giác đói cho con

Thông thường, các mẹ không dám thực hiện cách này vì sợ không cho con ăn thì con sẽ mệt, sẽ ốm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ luôn có nhu cầu năng lượng để hoạt động. Khi cạn năng lượng, trẻ sẽ tự phát sinh nhu cầu muốn ăn để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy, khi trẻ biếng ăn hay ngậm, mẹ hãy thử cất hết thức ăn đi và không ép con ăn nữa. Đảm bảo 1-2 tiếng sau bé sẽ đòi ăn và ăn nhanh hơn.

Cho con ăn cùng gia đình

Các mẹ thường có thói quen cho trẻ ăn trước cả nhà để bé không quấy phá, làm đổ đồ ăn. Tuy nhiên, mẹ có biết trẻ cũng rất thích được ngồi ăn cùng mọi người trong gia đình? Khi đó, trẻ sẽ bắt chước người lớn và ăn nhanh hơn. Vì vậy, thay để trẻ ăn một mình, mẹ hãy để bé ngồi cùng cả nhà. Vừa ăn vừa nói chuyện cổ vũ, động viên sẽ giúp bé ăn ngon miệng và nhanh hơn. 

Rèn tính tập trung khi ăn cho bé

Việc tập trung khi ăn sẽ giúp cho trẻ có cảm giác nhai và cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Điều đó cũng khiến cho men tiêu hóa tiết ra và tiêu hóa thức ăn tốt hơn, trẻ sẽ ăn tốt hơn. Vì vậy, trong bữa ăn, mẹ không nên cho bé xem tivi, điện thoại hay bày trò chơi. Mẹ nên động viên, khen con ăn giỏi để bé thấy phấn khích hơn khi được cho ăn.

Không nên ép trẻ ăn hết suất ăn

Khi bé có biểu hiện lười nhai, ngậm thức ăn hoặc ói thì rất có thể trẻ đã no. Với mong muốn con ăn được nhiều hơn, các mẹ có thể cố gắng làm mọi biện pháp để bé ăn hết suất. Tuy nhiên, điều này lại phản tác dụng. Việc cố ép bé ăn sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ và chán ăn. Khi một bữa ăn chỉ còn trong cảm giác sợ hãi thì bé khó có thể thấy ngon miệng. Vì vậy, lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ là: Hãy chia nhỏ bữa ăn, giúp trẻ ăn thoải mái hơn mà vẫn được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết!

Cho con uống kèm nước khi ăn

Con ngậm có thể do thức ăn khô, cứng hoặc do bé đang đau họng nên khó nuốt thức ăn. Vì vậy, mẹ có thể cho con nhấp chút nước hoặc canh rau để dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn, kéo dài sẽ khiến trẻ lười nhai. Điều này sẽ không tốt cho đường tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên thay đổi món ăn, cách chế biến để tạo hứng thú cho trẻ vào mỗi bữa ăn.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề trẻ biếng ăn hay ngậm trong thời gian tới. Tuy nhiên, để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, mẹ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.

Tham khảo thêm: Trẻ 3 tháng biếng ăn cha mẹ cần lưu ý những gì?