Bí quyết giúp trẻ 6 tháng biếng ăn “ăn cả thế giới”
Giai đoạn 6-7 tháng là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé vì đây là lúc bé bắt đầu ăn dặm. Giai đoạn này cũng khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng bởi nhiều bé tỏ ra biếng ăn, không mặn mà khi đến bữa. Để giải thích hiện tượng trẻ 6 tháng biếng ăn và cách khắc phục, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Giải mã nguyên nhân trẻ 6 tháng biếng ăn
Dưới đây là 3 nguyên nhân khiến bé 6 tháng lười ăn:
Biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi có thể do bé chưa thích nghi được với việc ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất nhạy cảm và yếu, việc chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm là một thử thách mới trong quá trình phát triển của con. Hệ tiêu hóa non nớt giờ đây phải tập quen với việc ăn dặm từ cách ăn, cách nuốt, mùi vị mới lạ cho đến việc tiêu hóa thức ăn. Thông thường, trẻ sẽ quen dần với việc ăn dặm sau 1-2 tuần khi đã điều chỉnh để thích nghi.
6 tháng cũng là giai đoạn trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Khi đó, bé có thể bị ngứa lợi, sốt nhẹ, quấy khóc và dẫn đến biếng ăn. Ngoài ra, bé còn có trải qua giai đoạn “wonder week” (khoảng tuần thứ 24-26), đây là thời điểm trẻ hình thành các kỹ năng mới như ngồi nhổm dậy, cầm nắm chặt,… Trong giai đoạn này, trẻ hay quấy khóc, bám bố mẹ, khó chịu, ăn ít hơn bình thường. Tuy nhiên, đây đều là những nguyên nhân do sự thay đổi sinh lý của bé và tình trạng biếng ăn sẽ tự hết.
Biếng ăn bệnh lý
Bé 6 tháng tuổi biếng ăn cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Khi bị bệnh, cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu, đau nhức, mất cảm giác thèm ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ trở thành biếng ăn. Một số bệnh lý khiến bé biếng ăn trong giai đoạn này như ốm sốt, viêm mũi họng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy,…
Biếng ăn tâm lý
Nhiều trẻ biếng ăn là do nỗi sợ hãi khi đến bữa. Điều này có thể do bé bị quát mắng, dọa nạt, thậm chí là bị ép ăn sinh ra sự lo lắng, cảm giác tiêu cực ở trẻ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng làm cho trẻ 6 tháng tuổi biếng ăn là bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước bữa chính, thực đơn quá đơn điệu, thiếu tươi ngon, không hợp khẩu vị của trẻ,…
Xem thêm:
- Tuyệt chiêu giúp trẻ 7 tháng biếng ăn ăn ngon miệng
- Trẻ 5 tháng biếng ăn làm sao để con ăn ngon miệng?
Bé 6 tháng biếng ăn có thể gây hậu quả gì?
Bé 6 tháng biếng ăn biếng bú thường quay mặt đi khi mẹ cho ăn, quấy khóc, trẻ ăn và bú ít hơn bình thường. Biếng ăn kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là một số hậu quả thường gặp nhất:
- Khi biếng ăn, bé sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Lâu dài sẽ dẫn tới việc trẻ thiếu chất dinh dưỡng, thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao, cân nặng, trí não,…
- Trẻ biếng ăn kéo dài, cơ thể suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm không đủ sức chống chọi với những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như virus, vi khuẩn,… từ đó làm tăng nguy cơ ốm vặt, mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp,… Khi bị ốm, trẻ lại càng mệt mỏi và biếng ăn. Tình trạng này sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn nếu không được điều trị dứt điểm.
- Khi trẻ biếng ăn, bé sẽ không hợp tác với cha mẹ khiến việc cho trẻ ăn không chỉ tốn thời gian mà còn kém hiệu quả khiến cha mẹ vô cùng vất vả và lo lắng.
Trẻ 6 tháng tuổi lười ăn phải làm sao?
Khi bé biếng ăn, cha mẹ không nên quá nóng vội mà hãy bình tĩnh, kiên nhẫn tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và chọn ra giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách giúp trẻ 6 tháng hết biếng ăn, cha mẹ cùng tham khảo.
Chế độ ăn đa dạng, đủ chất dinh dưỡng
Mẹ cần chuẩn bị thực đơn kết hợp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đây là 4 nhóm chất quan trọng cho sự phát triển cân đối của trẻ. Bên cạnh đó, việc thay đổi và đa dạng hóa thực đơn sẽ giúp bé thay đổi khẩu vị và bớt nhàm chán.
Tập cho bé ăn bằng thức ăn bốc nhón
Việc cho bé tập ăn thức ăn bốc nhón sẽ thúc đẩy kỹ năng cầm nắm và tự phục vụ mình. Mẹ thể ninh rau củ và cho bé tập bốc ăn khi con chưa sử dụng được thìa.
Không dọa nạt, ép trẻ ăn
Dọa nạt, quát mắng, ép con ăn sẽ không giúp trẻ ăn nhiều hơn mà còn khiến bé sợ hãi, thậm chí là ám ảnh với bữa ăn. Nếu thấy trẻ có biểu hiện không muốn ăn, mẹ hãy tạm gác lại và chơi với bé để bé quên đi, sau đó tiếp tục cho con ăn. Nếu bé vẫn từ chối thì bạn nên dừng lại, không cố ép nữa.
Cho bé ăn từ ít đến nhiều
Khi bắt đầu ăn dặm mà mẹ cho con ăn với lượng nhiều thì trẻ chưa thể thích ứng được. Hãy cho trẻ tập làm quen với lượng thức ăn nhỏ, sau đó tăng dần lên khi bé đã thích ứng với việc ăn dặm. Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, loãng dễ ăn và dễ tiêu hóa. Cho bé ăn thành nhiều bữa, không cố ép bé ăn quá nhiều trong một bữa.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi biếng ăn
Để cải thiện tình trạng bé 6 tháng tuổi biếng ăn, cha mẹ còn có thể bổ sung các vi chất dinh dưỡng kích thích trẻ ăn ngon và tốt cho sức khỏe như kẽm, sắt, đồng, mangan,… Ngoài thực phẩm thông thường, bạn cũng có thể lựa chọn thực phẩm bổ sung cho bé.
Cho trẻ uống sữa công thức
Khi bé biếng ăn, mẹ có thể cho con uống sữa công thức để bổ sung. Mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng khi chọn sữa cho trẻ biếng ăn 6 tháng tuổi, đó là: thành phần của sữa, lựa chọn sữa đúng với độ tuổi của trẻ, sữa phải phù hợp với thể trạng của bé, đồng thời phải đảm bảo an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Dưới đây là một số loại sữa tốt nhất cho trẻ 6 tháng biếng ăn mà mẹ có thể tham khảo:
- Sữa Hoàng gia Úc Royal Ausnz Premium Gold 1 Infant Formula cho trẻ 0-6 tháng tuổi.
- Sữa bột Dielac Alpha 2 của Vinamilk dùng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
- Sữa bột Abbott Grow 2 của Abbott dùng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
- Sữa NAN Optipro của Nestle dùng cho bé từ 0-6 tháng tuổi.
3 lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé 6 tháng lười ăn
Chế biến món ăn dặm cho bé không phải quá khó, nhưng mẹ vẫn nên chú ý một số vấn đề sau đây để bé ăn ngon hơn, đặc biệt là bé 6 tháng lười ăn.
1. Không nên hâm lại cháo trong một ngày
Do bận rộn nên nhiều bà mẹ có thói quen nấu một nồi cháo cho con ăn cả ngày. Tuy nhiên cách này không những làm giảm hương vị của món ăn mà còn khiến chất dinh dưỡng trong cháo không còn nữa. Do đó, mẹ nên nấu theo bữa, trẻ ăn bữa nào thì nấu bữa ấy, không nên nấu quá nhiều rồi hâm đi hâm lại. Hương vị thơm ngon của món ăn có thể kích thích vị giác làm bé muốn ăn.
2. Chọn thực phẩm tươi, thực phẩm theo mùa
Để món ăn dặm thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng, mẹ không nên dùng các thực phẩm đã bảo quản lâu. Ngoài ra, để tránh lượng dư của thuốc tăng trưởng, chất bảo quản, bạn hãy chọn các loại rau củ, trái cây theo mùa. Cách tốt nhất là lựa chọn các loại rau củ trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun những chất gây hại cho sức khỏe.
3. Không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng hoặc bằng nước nóng
Với những thực phẩm để đông lạnh, mẹ cần rã đông để nấu như thịt, cá,… thì không nên rã đông ở nhiệt độ phòng hoặc dùng nước sôi. Cách này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm giảm chất lượng của thực phẩm. Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa yếu ớt có thể sẽ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Để rã đông đúng cách, mẹ nên để thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh từ 4-5 tiếng trước khi nấu. Cách này giúp thực phẩm rã đông từ từ, đồng thời đảm bảo được sự tươi ngon và giữ được chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng lò vi sóng có chức năng rã đông để sử dụng.
Lời kết
Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và do nhiều nguyên nhân gây ra. Trẻ 6 tháng biếng ăn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do vậy, cha mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ lười ăn và lựa chọn phương pháp phù hợp với trẻ.