Bé bị khan tiếng lâu ngày? Mẹ đừng chủ quan
Bé bị khan tiếng là hậu quả của việc quấy khóc, la hét quá mức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy bố mẹ phải đối phó thế nào với tình trạng này của bé? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đáp án!
Vì sao bé bị khan tiếng?
Khan tiếng là hiện tượng giọng trẻ bị rè do chất giọng thay đổi cả về âm sắc lẫn âm vực. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
- Trẻ bị viêm họng, viêm thanh quản
- Trẻ la hét nhiều, khóc to, nói to,...
- Trẻ bị nhiễm virus liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm,..
- Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Dấu hiệu nhận biết bé bị khan tiếng
Khan tiếng tưởng chừng là hiện tượng bình thường, nhưng với trẻ, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy, việc phát hiện sớm để có biện pháp xử lý nhanh chóng là điều vô cùng đúng đắn.
Biểu hiện thường gặp khi bé bị khàn tiếng là:
- Âm sắc giọng của bé bị thay đổi, nhỏ, khàn hoặc thậm chí là mất tiếng
- Trẻ khó chịu, đau rát họng, ho đờm
- Trẻ thở khò khè, khó thở, nhịp thở không đều
Hậu quả khi bé bị khàn tiếng không được chữa trị sớm
Đối với trẻ, khi bị khan tiếng, qua việc thăm khám và chẩn đoán bên ngoài sẽ khó có thể phát hiện được điều gì bất thường. Tuy nhiên, nếu tiến hành soi thanh quản, bác sĩ sẽ chỉ ra được những biến đổi tại dây thanh quản, khiến trẻ gặp nhiều vấn đề trong khả năng phát âm sau này. Dưới đây là một số hậu quả khi bé bị khan tiếng không được quan tâm đúng mực:
- Rối loạn cơ năng, trẻ không thể nói ra được âm sắc bình thường khiến giọng bị thay đổi, nói khàn và khó nghe
- Tổn thương dây thanh khiến trẻ nhanh bị mệt mỗi khi nói
- Với trường hợp nặng, bé có thể bị mất luôn giọng nói
Cha mẹ cần làm gì khi bé bị khan tiếng?
Tác hại của khan tiếng không thấy ngay lập tức mà thường chuyển biến dần theo thời gian. Vì vậy nên dễ gây ra tâm lý chủ quan, không đề phòng, đến khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường thì lúc này tình trạng đã diễn biến quá nặng rất khó để kiểm soát.
Do đó, ngay khi phát hiện bé có sự thay đổi giọng nói bất thường, bị mất tiếng, khàn tiếng kéo dài, bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và khắc phục nhanh chóng.
Bên cạnh đó thực hiện các chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ, bố mẹ cũng nên chủ động trong công tác chăm sóc cho bé tại nhà để rút ngắn thời gian điều trị và giảm sự trầm trọng của bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị khan tiếng:
- Không để trẻ la hét to, quấy khóc, nói nhiều mỗi khi khan tiếng
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, các loại nước ép trái cây
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, tăng cường bổ sung thêm vitamin. Ngoài ra, mẹ có thể pha cho bé uống nước mật ong để làm dịu họng, giảm tổn thương thanh quản. Đồng thời cải thiện một số triệu chứng về hô hấp khác như đau họng, ho, ho đờm,...
- Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để sức khỏe được phục hồi
- Thường xuyên cho trẻ súc miệng, vệ sinh răng mỗi ngày. Rèn cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công
- Mẹ có thể vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để giúp bé dễ thở, cải thiện triệu chứng khàn tiếng
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung cho bé những thực phẩm có lợi, giàu vitamin và khoáng chất.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn nhiều thức ăn cay nóng, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas,...
Trên đây là một số thông tin xoay quanh tình trạng “bé bị khan tiếng”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp phụ huynh có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc tốt cho bé yêu.